PHÁT TRIỂN THANG ĐO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG

NGOẠI TRÚ Ở CÁC BỆNH VIỆN KHU VỰC PHÍA NAM

Đỗ Văn Niệm*, Lê Minh Lan Phương*, Lê Thị Trúc*, Lê Thị Châu*,

Nguyễn Thị Cẩm Lệ*, Huỳnh Thị Thanh Trang**, Thân Thị Thu Ba**,

Biện Huỳnh San Đan***, Trần Thị Anh Thư****, Ngô Hoàng Anh*****,

Lý Thị Diễm Thúy******, Khưu Thoại Hoa*******


* Bệnh viện Nhi Đồng 1

** BV Trưng Vương

*** BVĐK Khu vực Củ Chi Tp.HCM

**** BVĐK Đồng Nai

***** Bệnh viện Quận 2

****** BV Quận Gò Vấp

******* BV Quận 11

Tác giả liên lạc: Đỗ Văn Niệm, ĐT: 0909 997 987, email: niemdv@nhidong.org.vn

TÓM TẮT:

Mục tiêu: Phát triển thang đo chất lượng chăm sóc điều dưỡng ngoại trú.

Phương pháp: Kết hợp phương pháp định tính để xây dựng thang đo khởi đầu với khảo sát cắt ngang tại 7 điểm nghiên cứu, cỡ mẫu mỗi điểm là 300. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá, khẳng định, mô hình cấu trúc để đánh giá độ tin cậy, giá trị và giá trị lý thuyết của thang đo.

Kết quả: Mô hình đo lường cuối cùng gồm 22 biến chỉ báo và 4 nhân tố theo thứ tự là ‘hữu hình’, ‘hướng dẫn’, ‘giao tiếp’ và ‘hài lòng chung’. Mô hình này có độ phù hợp chấp nhận được (Chi-squared/df: 2,66; CFI: 0,930; TLI: 0,920; RMSEA: 0,071 [90% CI: 0,63-0,078], SRMR: 0,048); đảm bảo độ tin cậy và tính giá trị (Alpha: 0,836; 0,842; 0,923; 0,906 -AVE: 0,432; 0,523; 0,704; 0,710); bất biến qua phân tích đa nhóm theo giới, trình độ đào tạo và bất biến đối với hệ số tải biến-nhân tố giữa các điểm nghiên cứu. Giao tiếp, hướng dẫn và yếu tố hữu hình ảnh hưởng có ý nghĩa đến hài lòng chung về chăm sóc điều dưỡng.

Kết luận: Thang ONC có giá trị và độ tin cậy chấp nhận được, có thể áp dụng trong bối cảnh Việt Nam.

Từ khóa: Phân tích nhân tố khám phá (EFA), Phân tích nhân tố khẳng định (CFA), Mô hình cấu trúc (SEM), Chăm sóc điều dưỡng (CSĐD).


ABSTRACT

DEVELOPING THE QUALITY MEASURING SCALE OF OUTPATIENT NURSING CARE in THE SOUTHERN ZONE OF VIETNAM


Do Van Niem, Le Minh Lan Phuong, Le Thi Truc, Le Thi Chau, Nguyen Thi Cam Le, Huynh Thi Thanh Trang, Than Thi Thu Ba, Bien Huynh San Dan, Tran Thi Anh Thu, Ngo Hoang Anh, Ly Thi Diem Thuy, Khuu Thoai Hoa


Objectives: To develop a quality measuring scale of Outpatient Nursing Care (ONC).

Method: This study associated qualitative method with a survey at 7 outpatient clinics, average sample size of every site was 300. Doing exploratory factor analysis, confirmatory factor analysis and structural equation modeling for evaluating reliability and validity of measurement model, and nomological validity of the scale.

Results: The final measurement model had 22 items and 4 constructs (tangible, support, communication and overall satisfaction). It has shown enough evidence of acceptability (chi-squared/df: 2.66, CFI: 0.930, TLI: 0.920, RMSEA: 0.071 [90%CI: 0.063-0.078]), reliability, validity (Alpha: 0.836, 0.842, 0.923, 0.906; AVE: 0.432, 0.523, 0.704, 0.710), invariance for gender and education, and partially invariance for cross-context-based analysis (loadings). Factors of tangible, support, communication had significantly positive impact to overall satisfaction of nursing care service.

Conclusion: The ONC scale has accepted reliability and validity for applying in Vietnamese context.

Key words: Exploratory Factor Analysis (EFA), Confirmatory Factor Analysis (CFA), Structural Equation Modeling (SEM), Nursing Care Service.

(Xem chi tiết [bài số 31] tại Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 23, số 4)