HƯỚNG VỀ NGÀY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THẾ GIỚI

Ngày An toàn người bệnh Thế giới [World Patient Safety Day]:

Tiếp nối thông điệp về an toàn người bệnh từ kỳ họp lần thứ 55 (2002), ngày 28 tháng 5 năm 2019, Kỳ họp lần thứ 72 của Đại hội đồng Sức khỏe Thế giới (World Health Assembly) đã chọn ngày 17 tháng 9 hằng năm là “Ngày An toàn người bệnh Thế Giới”, nhằm:

  1. Phát động chương trình “Hành động toàn cầu vì an toàn người bệnh”.

  2. Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, thúc đẩy hành động toàn cầu, thông qua các quốc gia thành viên, nhằm đẩy mạnh hoạt động an toàn người bệnh.

Bản tin WHA 72.6 của Đại hội đồng Sức khỏe Thế giới đã chuyển tải 14 thông điệp dành cho hệ thống chính trị của các nước cần chung tay hành động vì sự an toàn người bệnh và 13 yêu cầu dành cho Ban thư ký của Hội đồng. Trong đó nhấn mạnh, an toàn người bệnh là một ưu tiên chiến lược mang tính chìa khóa trong hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới nhằm hướng đến chương trình bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn cầu. [Xem bản tin WHA 72.6 tại: https://www.who.int/patientsafety/policies/global-health-priority/en/.]

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế toàn cầu, NVYT đang chịu rất nhiều áp lực công việc, Tổ chức Y tế Thế giới đã điều chỉnh trọng tâm an toàn người bệnh, trong đó an toàn của NVYT được đặt lên hàng đầu. Có 5 mục tiêu an toàn người bệnh giai đoạn 2020-2021 theo Tổ chức Y tế Thế giới:

  1. Phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn.

  2. Giảm stress và kiệt sức liên quan công việc cho nhân viên y tế.

  3. Cải thiện việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đúng.

  4. Hướng đến trạng thái cân bằng không có bạo hành nhân viên y tế.

  5. Báo cáo, phân tích và xử lý các sự kiện an toàn nghiêm trọng.

Với bối cảnh mới trong giai đoạn Thế giới chuyển tiếp về "bình thường mới" sau đỉnh dịch COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới đã điều chỉnh trọng tâm an toàn người bệnh giai đoạn 2021-2022 hướng về phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh với 4 mục tiêu:

1. Nâng cao nhận thức toàn cầu về vấn đề an toàn cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.

2. Đảm bảo sự tham gia của các bên để triển khai hiệu quả các chiến lược an toàn NCT/SS.

3. Kêu gọi hành động khẩn cấp và ổn định về an toàn cho sơ sinh & phụ nữ có thai.

4. Khuyến cáo phá thai an toàn trong CSYT & phòng ngừa nguy cơ cho phụ nữ và sơ sinh.

Nhân kỷ niệm Ngày An toàn người bệnh Thế giới lần thứ Tư, Tổ chức Y tế thế giới phát động chương trình an toàn người bệnh giai đoạn 2022-2023 về an toàn sử dụng thuốc với 4 mục tiêu:

  1. RAISE global awareness of the high burden of medication-related harm due to medication errors and unsafe practices, and ADVOCATE urgent action to improve medication safety.

  2. ENGAGE key stakeholders and partners in the efforts to prevent medication errors and reduce medication-related harm.

  3. EMPOWER patients and families to be actively involved in the safe use of medication.

  4. SCALE UP implementation of the WHO Global Patient Safety Challenge: Medication Without Harm.

Ngày 13/9/2022, bệnh viện Nhi đồng 1 sẽ tổ chức Diễn đàn kỷ niệm ngày An toàn người bệnh, nhằm tiếp tục chuyển tải những thông điệp cập nhật về An toàn người bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TUẦN LỄ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH 2022

"SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ, AN TOÀN"

Thời gian trọng điểm: Từ 13/09/2022 đến 19/09/2022 (Tuần 37-2022)

(Các hoạt động trong Chương trình tiếp tục duy trì đến 31/12/2022)

Chủ đề: Sử dụng thuốc Hợp lý - An toàn.

Bộ phận triển khai và phối hợp:

- Phòng Quản lý chất lượng

- Phòng Kế hoạch tổng hợp

- Khoa Dược

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Các trưởng khoa, phòng và điều dưỡng trưởng


Các hoạt động chính:

- Tổ chức sự kiện: Lễ phát động “Tuần lễ hành động sử dụng thuốc hợp lý – an toàn (Diễn đàn CTCL-ATNB lần thứ 30).

- Tăng cường giám sát an toàn sử dụng thuốc trong phạm vi Chương trình kiểm soát chất lượng theo Kế hoạch số 71/KH-BVNĐ1 ngày 04/04/2022.

- Triển khai chiến dịch giám sát và cải tiến sử dụng kháng sinh dự phòng.

- Triển khai Ứng dụng đào tạo trực tuyến về QLCL-ATNB và các bài giảng, khóa đào tạo về an toàn sử dụng thuốc.

- Phát động sáng tác các “tác phẩm” đào tạo, hướng dẫn, cổ động an toàn sử dụng thuốc (dành cho người bệnh và NVYT). Bao gồm:

+ Các loại tờ rơi (khuyến khích thiết kế để triển khai chia sẻ qua điện thoại di động), video clip hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn dựa trên nội dung chủ đạo là thực hành 10 ĐÚNG trong sử dụng thuốc theo Hướng dẫn I-ATSDT-01 [3.1] được triển khai chi tiết theo bối cảnh dành cho nhân viên y tế.

+ Bài giảng video ngắn (<5 phút, có bộ câu hỏi MCQ đi kèm) hoặc e-learning (có khoảng 10 hỏi MCQ cho mỗi bài giảng) hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Khuyến khích các chủ đề liên quan nội dung chưa làm tốt, sự cố liên quan.

+ Tờ rơi, video clip ngắn để cổ động, hướng dẫn thân nhân người bệnh sử dụng thuốc đúng và an toàn.

+ Chấp nhận các hình thức triển khai bài giảng, thông điệp truyền thông sáng tạo khác với hình thức truyền thống, khuyến khích hình thức triển khai trên thiết bị di động.

HƯỚNG DẪN AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG THUỐC: 10 ĐÚNG

Sai sót liên quan đến thuốc là nhóm sai sót thường gặp hàng đầu về số lượng, đứng thứ 2 trong số sự cố gây tổn thương nặng sau nhóm sự cố liên quan phẫu thuật/thủ thuật xâm lấn. Những quy định pháp lý, nghề nghiệp nhằm sử dụng thuốc an toàn đã được triển khai trên toàn thế giới, với nội dung 5 ĐÚNG là nền tảng (gồm: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều dùng, đúng đường dùng và đúng thời gian). Nội dung này cũng được quy định cụ thể tại khoản 2, điều 6, Thông tư 23/2011/TT-BYT.

Tuy nhiên, bằng chứng khoa học về an toàn người bệnh cho thấy việc triển khai 5 ĐÚNG không làm giảm có ý nghĩa sai sót liên quan sử dụng thuốc. Nguyên nhân được phân tích là do sai sót có liên quan đến nhiều yếu tố hệ thống, trong đó sự tham gia của người bệnh và yếu tố giao tiếp nhóm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng thuốc. Vì vậy, những "mô hình" hướng dẫn bổ sung dựa trên nền tảng 5 ĐÚNG như 6 đúng, 8 đúng, 10 đúng và thậm chí đến 12 đúng đã được triển khai ở các cơ sở y tế. Việc chọn lựa những nội dung bổ sung phụ thuộc vào yếu tố bối cảnh của từng cơ sở y tế, nhưng bắt buột phải có 5 yêu cầu cơ bản (5 ĐÚNG).

Từ năm 2018, bệnh viện Nhi đồng 1 chính thức triển khai hướng dẫn 8 ĐÚNG cho hoạt động sử dụng thuốc của bác sỹ và điều dưỡng, nhưng chủ yếu dành cho điều dưỡng. Với những bài học đúc kết từ thực tiễn, vai trò của truyền thông - giáo dục sức khoẻ cho nhóm người bệnh mãn tính, sử dụng các thuốc đặc thù chuyên khoa, nhằm giảm sai sót khi họ được điều trị tại các chuyên khác là rất quan trọng. Việc ghi hồ sơ sử dụng thuốc đúng, không những là một kênh giao tiếp nghề nghiệp trong nhóm chăm sóc nhằm đảm bảo an toàn sử dụng thuốc, mà còn là 1 chứng từ quan trọng trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Đây có thể xem là nội dung mang tính bản lề, kết nối 5 ĐÚNG với các nội dung còn lại thuộc nhóm giao tiếp với người bệnh và thân nhân, nhằm hoàn thiện "hệ thống vi mô" trong sử dụng thuốc để phòng ngừa sự cố. Vì vậy, hướng dẫn đã được cập nhật, bổ sung thành 10 ĐÚNG.

Sử dụng thuốc an toàn đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống, trong đó có sự hiểu biết và vai trò của người bệnh-thân nhân người bệnh đối với các thuốc mà họ đã và đang sử dụng. Giao tiếp hiệu quả giữa nhóm chăm sóc với người bệnh và thân nhân là một yêu cầu quan trọng cần được quan tâm hơn nữa nhằm đảm bảo an toàn, minh bạch trong sử dụng thuốc. Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện Nhi đồng 1 trân trọng giới thiệu bổ sung nội dung truyền thông dành cho nhân viên y tế, nhằm thực hành tốt hơn hướng dẫn 10 ĐÚNG.

BẢN TIN ĐẶC BIỆT

DÀNH CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG MÙA CAO ĐIỂM DỊCH COVID-19

Mỗi nhân viên y tế cần phải là một tấm gương về thực hành thông điệp V2K, bằng những hành động cụ thể mỗi ngày trong bệnh viện, nhằm chuyển tải hiệu quả thông điệp này cho cộng đồng.

[Đăng ngày 28/7/2020]

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN:

Bạn cần chọn lựa phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp với mức rủi ro dựa trên công việc và môi trường làm việc. Đồng thời cũng phải sử dụng đúng phương tiện phòng hộ cá nhân để giúp bạn an toàn khi cung cấp dịch vụ.

Nếu bạn chưa chắc chắn về kỹ năng sử dụng PTPHCN của mình, vui lòng xem lại hướng dẫn tại đây.

Để giúp các bạn dễ nhớ thứ tự các bước mặc và tháo phương tiện phòng hộ cá nhân khi tham gia hoạt động chống dịch, hãy "hát chay" bài này nhé.


An bình thời Covy

Đã đến giờ làm rồi, ta cùng Vệ sinh tay thôi.

Đeo xong Bao giày, tới Quần rồi mới Áo.

Mang Khẩu trang, Kính, rồi thì Găng,

Thế là xong, cùng làm việc được rồi.

ĐK:

Giờ thì cùng chung tay giúp sức,

Để đẩy lùi covid thật nhanh.

Chăm lo cho những a gặp khó,

Không để người, phải ở lại phía sau.

Việc cũng xong rồi, tìm chỗ tháo Găng thôi.

Cởi Áo đến Quần, rồi thì Vệ sinh tay nhé.

Xong tháo , KínhKhẩu trang,

Đừng có quên Rửa tay, khi đã hoàn thành.

TP. HCM, 22/7/2021

HD